BẠN CÓ BIẾT CỬA HÀNG 100 YÊN TẠI NHẬT?

BẠN CÓ BIẾT CỬA HÀNG 100 YÊN TẠI NHẬT?

2022.01.19

Khi đến Nhật Bản học tập hay làm việc, chắc hẳn sẽ không ít bạn cảm thấy vật giá ở đây quá cao, cái gì cũng đắt đỏ nên rất khó mua sắm. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về chuỗi cửa hàng 100Y tại Nhật Bản. Tức là chỉ với khoảng 20,000VND, bạn hoàn toàn có thể mua sắm cho mình một món đồ hữu ích nào đó. Mong là bài viết này sẽ có ích cho các bạn!

 

① The Daiso:

Được thành lập vào năm 1977. Tên chính xác của công ty là “Daiso Sangyo” với hơn 3300 cửa hàng trên toàn nước Nhật và hơn 2000 cửa hàng ở 26 quốc gia khác. Hiện Daiso đang là thương hiệu nắm giữ số cửa hàng lớn nhất tại Nhật Bản. Trong các cửa hàng của Daiso, 80% các mặt hàng là thương hiệu riêng được bảo vệ bản quyền. Hiện ở Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng phát triển hơn 10 cửa hàng.

We Love Daiso, Here's Why... – NatureLab Tokyo

Một trong những cửa hàng Daiso tại Nhật Bản

 

② Seria:

Được thành lập vào năm 1987. Với hơn 1500 cửa hàng trên toàn nước Nhật, rất nhiều mặt hàng được chọn lọc kỹ càng từ các thương hiệu “Made in Japan”. Do bầu không khí trong cửa hàng rất yên tĩnh nên đây là chuỗi cửa hàng 100 Yên rất được phụ nữ ưa chuộng. Cái tên Seria trong tiếng Ý có nghĩa là “chăm chỉ” được đặt ra để nỗ lực tạo ra các mặt hàng tốt, và biết lắng nghe nhu cầu cũng như tiếng nói của khách hàng.

Living in JAPAN - Japan life guide for foreigners.

Một trong những cửa hàng Seria tại Nhật Bản

 

③ Can★Do:

Thành lập năm 1993 và có hơn 1000 cửa hàng trên khắp Nhật Bản. Hãng đang nỗ lực quảng bá sản phẩm của mình qua Internet và SNS. Can★Do không tập trung vào đoạn thị trường cụ thể nào, mà cân đối các mặt hàng để tất cả mọi người có thể mua sắm một cách dễ dàng. Kênh Instagram của Can★Do giới thiệu các mặt hàng được đề xuất thu hút gần 600.000 người theo dõi.

Can Do Ikejiri-Ohashi | Shopping in Ikejiri-Ohashi, Tokyo

Một cửa hàng Can★Do trên đường phố tại Tokyo

 

④ “Mẹo” mua sắm tại cửa hàng 100Y:

a. Những đồ không nên mua:

  • Những thứ mà ở siêu thị hoặc nhà thuốc sẽ rẻ hơn

– Đồ ăn hoặc bánh kẹo (mua ở siêu thị sẽ rẻ hơn)

– Giấy bạc, giấy bọc thực phẩm, băng dính (mua ở siêu thị sẽ rẻ hơn)

– Các đồ dùng trong y tế (mua ở Drugstore sẽ rẻ và chất lượng tốt hơn)

  • Những sản phẩm “không thể vượt qua được chất lượng của các nhà sản xuất lớn”

– Sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc (có rất nhiều người dùng không hợp với da)

– Bột giặt (so với những nhà sản xuất lớn thì hiệu quả rất thấp)

– Bút bi (không ra mực, có rất nhiều trường hợp không sử dụng được)

  • Những sản phẩm “hỏng ngay lập tức, không thể dùng được”

– Các loại dụng cụ (nếu chỉ sử dụng 1 lần thì OK, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài thì không được)

– Pin (so với pin của Toshiba hay Sony thì thời lượng pin thấp hơn)

– Quần áo (rách ngay lập tức)

 

b. Những đồ nên mua:

  • Đồ dùng trong bếp (là những đồ dùng tiện lợi sinh ra từ ý tưởng của chính khách hàng)
  • Đồ dọn dẹp (có những món đồ sử dụng được trong thời gian dài mà giá cả rất phải chăng)
  • Đồ để cất/ đựng (có rất nhiều thiết kế được tạo ra từ chính người dùng và cũng nảy sinh từ ý tưởng của họ)
  • Đồ giặt là quần áo (túi lưới giặt đồ, kẹp quần áo, móc treo quần áo)
  • Đồ cho điện thoại thông minh (những thứ có thể sử dụng trong thời gian dài như kính cường lực, ốp điện thoại, v.v.)
  • Đồ kỹ thuật số (các mặt hàng liên quan tới điện đều có chất lượng tốt chẳng hạn như cáp nối USB)
  • Đồ dùng cho bữa tiệc (có thể mua được những đồ bền, giá rẻ như đồ trang trí hay đồ chơi)

 

Mong rằng bài viết trên đây đã đem lại những thông tin cần thiết và hữu ích cho các bạn, đồng thời cung cấp cho các bạn những lựa chọn tốt nhất khi mua sắm tại Nhật Bản.