Ngủ Gật Có phải là một văn hóa của người Nhật?(Phần 1)

Ngủ Gật Có phải là một văn hóa của người Nhật?(Phần 1)

2021.04.02

Khi nhắc đến Nhật Bản thì chúng ta không thể không bao giờ nhắc đến tính cần cù, tỉ mì và sự chăm chỉ của người Nhật. Và khi đến Nhật chúng ta sẽ bắt gặp nhiều người dân Nhật Bản có thể ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi dù ở nơi công cộng như trên xe buýt, tàu điện ngầm, hay thậm chí cả ở những quán ăn. Nếu ở một đất nước khác không phải là Nhật Bản thì ngủ gật có thể sẽ là một hành vi có thể được xem là không an toàn, không tốt.

Nhưng với Nhật Bản, từ bao giờ nó đã trở thành một văn hóa, một sự văn minh mang tính an toàn trên đất nước Nhật Bản. Nơi mà du khách có thể chứng kiến được nhiều người ngủ nhất chắc chắn là các phương tiện công cộng. Khi di chuyển trên các phương tiện này, người ta luôn có cảm giác an toàn nên rất dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Tại Tokyo và Osaka luôn có một hệ thống xe điện chạy vòng quanh thành phố, nếu du khách có lỡ ngủ quên thì cũng không sao, du khách có thể ngồi ngủ tiếp để chờ xe điện vòng lại một lần nữa.

.

.

Và mỗi khi nói đến chuyện ngủ gật, người Nhật thường trả lời rằng, xã hội Nhật là một xã hội rất an toàn. Chính vì an toàn nên người ta có thể an tâm nhắm mắt để nghỉ ngơi một cách thoải mái và dễ dàng. Trên các phương tiện công cộng, không bao giờ phải lo lắng về chuyện mất đồ hay bị móc túi.

Có một điều có thể làm cho du khách khá ngạc nhiên, đó là người Nhật tuy ngủ nhưng lại giống như không ngủ. Dù họ có ngủ say đến mức nào nhưng cứ đến ga cần xuống là họ bật dậy nhanh như cắt, xuống đúng ga cần xuống, trong trạng thái đôi khi chẳng còn tỉnh táo nữa. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt say sưa trong một hội thảo vẫn có thẻ vỗ tay tán thưởng khi một bài phát biểu của ai đó chấm dứt, thậm chí còn phản biện lại. Thế mới thấy nhìn thì có vẻ như họ đang say sưa, phiêu bồng ở một nơi nào đó.

.

.

Thực chất văn hóa ngủ của người Nhật phản ánh cả quá trình lao động của họ chứ không đơn giản là thói quen. Ngủ gật ở công ty chứng tỏ người đó làm việc rất chăm chỉ, quên giờ giấc, đã cống hiến và nổ lực hết mình vì công việc.

Ngủ ở nơi công cộng cho thấy nhiều người đang gặp phải vấn đề khiến họ mệt mỏi, stress và chứng tỏ họ đang buồn, một giấc ngủ sẽ làm họ quên đi hiện thực không mong muốn, đôi khi là vực dậy tinh thần cho bản thân. Nên dù văn hóa ngủ bất kể mọi nơi của người Nhật đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều quốc gia nhưng nó lại thể hiện được sự quan tâm cũng như cảm thông của xã hội đối với vấn đề mà con người trong xã hội đó gặp phải.

Một số người thường đặt ra các câu hỏi đại loại như: Vì sao người Nhật lại hay ngủ gật nhiều đến như vậy? Họ có thật sự là những người siêng năng, cần cù để làm nên một nền kinh tế thịnh vượng đứng thứ 2 trên thế giới? Có ý nghĩa gì đặc biệt phía sau giấc ngủ thường xuyên của người Nhật?

.

.

Một sự thật thú vị là nếu quan sát một người Nhật đang cúi mặt và lim dìm mắt thì sẽ có 2 trường hợp, một là họ đang tập trung cao độ và một là họ thật sự …ngủ gật.

 

Vì sao lại có 2 thái cực trái ngược nhau đến như vậy?

Ở trường hợp thứ nhất, quan niệm của người Nhật cho rằng khi ta khép đôi mắt lại, hạn chế sự nhìn thì ta sẽ có thể tập trung tối đa vào đôi tai. Tức là điều này giúp cho việc lắng nghe được tốt hơn, khiến cho mọi âm thanh, lời nói của những người khác đều được ghi nhận một cách đầy đủ nhất. Vậy ra, một ủy viên người Nhật có vẻ gật gù thì thật ra họ đang tập trung lắng nghe kĩ ý kiến của những thành viên xung quanh. Vì vậy, đôi khi các nghị sỹ nước ngoài thấy một ông nghị người Nhật lim dim mắt, nhưng vẫn vỗ tay đều đều khi kết thúc phần phát biểu của các ủy viên khác, hoặc tham gia tranh luận một cách sôi nổi là vậy.

Ở trường hợp thứ 2, họ thật sự ngủ gật vì họ đã vắt kiệt sức lực của mình cho công việc. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, người Nhật vẫn có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào thứ bảy và chủ nhật, tuy nhiên vì khối lượng công việc là nhiều vô kể nên họ vẫn thường dành 2 ngày cuối tuần để hoàn thành xong công việc của những ngày trước đó. Mặt khác, người Nhật có thói quen làm việc muộn vào buổi tối, đặc biệt là các nghị sỹ Nhật thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị tranh luận các chủ đề chính trị bắt đầu từ lúc khuya và kết thúc là buổi sáng hôm sau.