Ngủ Gật Có phải là một văn hóa của người Nhật?(Phần 2)

Ngủ Gật Có phải là một văn hóa của người Nhật?(Phần 2)

2021.04.02

Khi nhắc đến Nhật Bản thì chúng ta không thể không bao giờ nhắc đến tính cần cù, tỉ mì và sự chăm chỉ của người Nhật. Và khi đến Nhật chúng ta sẽ bắt gặp nhiều người dân Nhật Bản có thể ngủ gật ở mọi lúc mọi nơi dù ở nơi công cộng như trên xe buýt, tàu điện ngầm, hay thậm chí cả ở những quán ăn. Nếu ở một đất nước khác không phải là Nhật Bản thì ngủ gật có thể sẽ là một hành vi có thể được xem là không an toàn, không tốt.

Nhưng với Nhật Bản, từ bao giờ nó đã trở thành một văn hóa, một sự văn minh mang tính an toàn trên đất nước Nhật Bản. Nơi mà du khách có thể chứng kiến được nhiều người ngủ nhất chắc chắn là các phương tiện công cộng. Khi di chuyển trên các phương tiện này, người ta luôn có cảm giác an toàn nên rất dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Tại Tokyo và Osaka luôn có một hệ thống xe điện chạy vòng quanh thành phố, nếu du khách có lỡ ngủ quên thì cũng không sao, du khách có thể ngồi ngủ tiếp để chờ xe điện vòng lại một lần nữa.

.

.

Ngủ gật theo quan niệm của người Nhật là như thế nào?

Ngủ gật được người Nhật gọi là “inemuri” có nghĩa là ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học… Người Nhật vẫn có 2 ngày nghỉ cuối tuần, tuy nhiên hầu như người Nhật đều sử dụng hai ngày nghỉ đó để làm việc. Gần đây chính phủ Nhật còn phải đưa ra chính sách sẽ thưởng cho doanh nghiệp nào để lao động nghỉ ngơi. Sinh viên tại Nhật Bản thì sẵn sàng bỏ giấc ngủ của mình để nghiên cứu. “inemuri” thực ra không được coi là một giấc ngủ, nó có thể được xem như là mộng du. Tại Nhật bạn có thể dễ dàng bắt gặp 1 người đang ngủ say sưa trên tàu điện có thể bật dậy khi đến ga cần xuống, hay một vị quan khác đang nhắm mắt trong cuộc hội thảo có thể vỗ tay tán thưởng khi bài phát biểu của 1 người kết thúc, thậm chí có thể phản biện lại đúng vấn đề đang được bàn luận.

Inemuri tại Nhật Bản không được coi là sự lười biếng, vì họ vẫn có thể lập tức hoạt động và tiếp thu khi đang ngủ gật. Đây được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có ý thức kiểm soát bản thân.
Vậy nên, inemuri được xem là một đặc trưng trong đời sống xã hội của người Nhật Bản.

.

.

Ngủ gật một cách có nguyên tắc

Khi làm việc ở các công ty Nhật, các bạn thường sẽ bắt gặp các câu chào của đồng nghiệp trước khi về nhà là “otsukaresama deshita’ có nghĩa là: “bạn đã làm việc vất vả rồi”. Ngược lại, nếu bạn là người rời khỏi văn phòng việc làm việc trước thì sẽ là “Osaki ni shitsurei shimasu” dịch ra là “xin lỗi vì tôi đã rời công ty trước bạn”.

Điều đó có nghĩa là khi ở trong môi trường việc làm với hầu hết là người Nhật, bạn càng làm việc vất vả và nhiều bao nhiêu thì đồng nghĩa bạn càng được ưu ái và khen thưởng nhiều bấy nhiêu. Khi làm việc nhiều đến mức cạn kiệt hết năng lượng thì việc giấc ngủ của bạn trở nên cấp thiết là điều hiển nhiên. Chính vì lẽ đó, hình ảnh nhân viên ngủ tại nơi làm việc có khi được xem là biểu hiện của sự chăm chỉ.

Nhưng liệu các công ty Nhật tuyển dụng có cho phép nhân viên có thể ngủ bất cứ lúc nào trong nơi làm việc? Thực tế là không, bởi vì nếu bạn đang làm việc ở trong môi trường việc làm như ở Nhật thì bạn cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc, đó là: bạn có thể ngủ nhưng phải ngoài giờ quy định làm việc ra và thoạt trông bạn có vẻ như đang ngủ rất say nhưng khi có một yêu cầu công việc nào đó gấp chợt đến bạn phải bật dậy và làm việc ngay lập tức. Vì nếu không bạn sẽ bị cho là lười biếng hoặc đơn giản chỉ là lợi dụng khái niệm “inemuri” để mà nghỉ ngơi.

Vì sao chúng ta nói “ngủ gật ” là văn hóa của người Nhật. Bởi vì đó là một hình ảnh phán ánh lên được cuộc sống của người dân Nhật Bản, và đó là một hình ảnh không phải để chê bai hay gì khác mà là thể hiện sự văn minh, an toàn trong một xã hội phát triển Nhật Bản, phản ánh được lên cả tính cần cù, chăm chỉ và chịu khó – một đức tính mà người nước ngoài khi nói đến sẽ nghĩ ngay đến người dân Nhật Bản.