16 điểm khác biệt trong văn hóa làm việc giữa Việt Nam và Nhật Bản (Phần 1)

16 điểm khác biệt trong văn hóa làm việc giữa Việt Nam và Nhật Bản (Phần 1)

2021.01.07

Trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ của Nhật Bản và Việt Nam càng trở nên khăng khít, tốt đẹp hơn do có nhiều sự đồng điệu trong nét văn hóa, lối sống giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, trong cách làm việc ở hai nước lại có nhiều điểm khác biệt.

Ở Nhật Bản, công việc là một “trò chơi tập thể” và cần có sự gắn kết, quy củ trong cách làm việc, vì thế khi nhắc đến phong cách làm việc của người dân xứ sở hoa anh đào, người ta thường liên tưởng đến 2 chữ “kỷ luật”. Còn đối với người Việt Nam, sự linh hoạt trong công việc và tâm thế muốn khẳng định cái tôi trong một tập thể được thể hiện vô cùng rõ rệt. Cũng chính vì sự khác nhau đó nên đối với một số bạn thực tập sinh Việt Nam mới “bỡ ngỡ” sang Nhật, sự hòa nhập trong công việc hẳn là điều không hề dễ dàng. Hôm nay, cùng mình điểm qua 16 điểm khác biệt trong văn hóa làm việc giữa 2 quốc gia này nhé!

.

.

1. Tốc độ đưa ra quyết định
Các công ty của Việt Nam thường đưa ra quyết định nhanh hơn so với các công ty ở Nhật Bản. Người Nhật phải thông qua rất nhiều “tầng” đánh giá, xem xét, sau đó một quyết định mới chính thức được thực thi. Ngược lại, trong trường hợp của Việt Nam, các vị lãnh đạo thường có xu hướng cho cấp dưới đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố nên vì thế, tốc độ phản ứng trong công việc được đòi hỏi rất cao. Tuy nhiên, có thể nói rằng việc ra quyết định của Nhật Bản tuy hơi “rườm rà” nhưng lại có độ chính xác và an toàn tương đối cao. Mặt khác, tại Việt Nam, việc ra quyết định “tự do” của cấp dưới có thể gây ra vấn đề phát sinh về sau..

.

2. Khoảng cách giữa cá nhân và tập thể

Như đã nói ở trên, ở Nhật Bản, kết quả của một tập thể có ý nghĩa rất lớn. Chính vì lý do này mà khả năng quản lý nhân viên và mọi hoạt động trong công ty được tập trung vào các sếp. Mặt khác, tại Việt Nam, mỗi cá nhân đều giữ một vai trò không thể thiếu và sự thành công của một doanh nghiệp cần có sự đóng góp của từng người. Do đó, không riêng gì sếp, các nhân viên đều cần có cho mình khả năng lãnh đạo cũng như phản ứng nhanh nhạy trước mọi vấn đề phát sinh.

.

.

3. Cách đánh giá thành quả và quy trình trong công việc 
Các công ty Việt có xu hướng coi trọng “kết quả” hơn “quy trình”, bất kể bạn làm theo hướng nào, dù có khác so với cách “truyền thống” nhưng vẫn đem lại hiệu quả tương đương hoặc thậm chí hơn thì đều được đón nhận. Ngược lại, các công ty Nhật Bản luôn sẵn sàng dành ngân sách và thời gian của họ trong việc xây dựng, tổ chức quy trình làm việc thông qua các khóa học, hội thảo cho nhân viên. Người Nhật cho rằng một khi đã có một quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng thì chất lượng công việc sẽ luôn được đảm bảo.

.

.

4. Cách nghĩ về khả năng đạt được mục tiêu 

Người Nhật sẽ nói “có thể” làm một việc nào đó khi họ chắc chắn làm được nó 100%. Ở đây, người Nhật đề cao sự chính xác và độ chắc chắn khi làm việc, nếu trong trường hợp họ không chắc mình “có thể” làm hoặc giúp, họ sẽ không bao giờ nói “có thể” ngay từ đầu. Mặt khác, nếu đã lỡ nói “có thể” ngay từ đầu, người Việt sẽ cố gắng hết sức (100%) để hoàn thiện nó.

.

.

5. Cách thể hiện quan điểm cá nhân

Ở Nhật Bản, khả năng hợp tác và sự chuẩn bị trước khi gặp vấn đề được coi là quan trọng hơn so với việc thể hiện quan điểm của mỗi cá nhân. Người Nhật luôn đặt yếu tố tập thể lên hàng đầu. Tuy nhiên ở Việt Nam, sự thể hiện vai trò của mỗi cá nhân lại là yếu tố không thể thiếu, vì vậy việc đưa ra quan điểm của từng người về một vấn đề nào đó là vô cùng cần thiết khi vận hành một doanh nghiệp.

.

.

6. Quan điểm về các cuộc họp

Các cuộc họp ở Nhật Bản có xu hướng rất trang trọng và thường được chuẩn bị, cũng như tiến hành thuận lợi bởi những người có vai trò quan trọng trong công ty. Tuy nhiên, tại các công ty Việt Nam, các cuộc họp thường được tổ chức thường xuyên và khá căng thẳng bời có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra từ cả cấp trên lẫn cấp dưới. Lý do cho sự “thuận lợi” trong các cuộc họp ở Nhật là vì sự chú trọng vào việc quan tâm đến suy nghĩ và kỳ vọng của người đối diện thông qua khả năng đọc tình huống nhạy bén.