CÁCH ỨNG XỬ CHỐN CÔNG SỞ Ở NHẬT BẢN

CÁCH ỨNG XỬ CHỐN CÔNG SỞ Ở NHẬT BẢN

2022.01.17

Không phải tự nhiên ông bà ta lại có câu “Ở đâu âu đó = ローマではローマ人がするようにせよ”. Khi bạn bắt đầu hoà mình vào xã hội Nhật, hãy tìm hiểu và thích ứng với văn hoá của họ để quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên được thuận hoà, gắn bó hơn. Cùng tìm hiểu những văn hoá, thói quen công sở của người Nhật nào !

1. Luôn giữ thái độ nghiêm túc khi làm việc

Đây là điều đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến vì thái độ làm việc của bạn luôn dẫn đến kết quả làm việc tốt hay tệ hại, từ đó dẫn đến việc bạn sẽ được cấp trên đánh giá thế nào.

Người Nhật không phải là người khó tính nhưng họ rất không thích những người không biết quý và sắp xếp thời gian. Người Nhật luôn nghiêm túc khi làm việc, vì vậy họ ít dùng thời gian của họ để “tám” hay thể hiện sự quan tâm đến đồng nghiệp. Họ thường lạnh lùng, rất ít nói và chỉ tập trung thời gian để làm cho công việc có kết quả tốt.

  • Khi bạn nói chuyện với họ trong giờ làm, điều này sẽ làm giảm hiệu quả và năng suất làm việc của họ. Vì vậy nếu bạn muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật của bạn bằng cách giao tiếp với người Nhật thì bạn nên tìm kiếm thời gian rảnh rỗi của họ sau giờ làm chứ đừng nói chuyện khi họ đang làm việc.

Đây là một nét đẹp trong cách ứng xử nơi công sở của người Nhật mà bất cứ ai cũng nên học hỏi theo, đặc biệt là những người thích “tám” nơi công sở.

  1. Luôn tôn trọng người lớn tuổi và người có kinh nghiệm

Một trong những nét văn hóa truyền thống rất đặc biệt của người Nhật là họ luôn tôn trọng những người lớn tuổi và có kinh nghiệm nhiều hơn họ trong cuộc sống và công việc. Họ luôn thể hiện sự tôn kính người đó bằng cách cúi chào hoặc nói ra những bình luận hay nhận xét tốt của họ về người đó trong những cuộc họp và không một ai được phép bày tỏ nghi ngờ về quyền lực và vai trò của người đó trước mặt các nhân viên khác.

  1. Luôn đề cao tính tập thể trong công ty

Người Nhật luôn đề cao sức mạnh và giá trị của đoàn kết. Vì vậy, khi họ nói chuyện họ thường nói “chúng ta” thay vì nói “tôi” như cách nói của người phương Tây. Đó là cách thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của tập thể.

Ngoài ra, người Nhật luôn sống theo câu nói “làm hết sức, chơi hết mình”. Vì vậy bạn có thể bắt gặp một cô gái say xỉn vào lúc nửa đêm hay những người đàn ông ngồi nhậu đến gần sáng, nhưng đối với người Nhật đó là điều bình thường.

Tuy rằng không nhất thiết bạn phải nhậu đến sáng hay ăn chơi như họ nhưng hãy học cách làm mọi thứ một cách hết mình vì đó vẫn là một suy nghĩ tích cực mà nhỉ.

  1. Luôn tôn trọng danh thiếp của người khác

Tại đất nước Phù Tang, danh thiếp là cách trực tiếp để giới thiệu bản thân, đối tác, bạn bè hay doanh nghiệp. Khi người Nhật nhận danh thiếp, họ sẽ cúi thấp người, nhận danh thiếp bằng hai tay và đọc nó kỹ càng rồi mới đặt nó vào một cái hộp.
Khi trao danh thiếp song song luôn chú ý để danh thiếp của đối phương cao hơn của bản thân mình.

5. Hành động tặng quà tại các công ty Nhật Bản

Người Nhật rất lịch sự và tỉ mỉ. Nếu một người bạn Nhật tặng quà cho bạn thì món quà đó có thể không có giá trị nhiều về mặt vật chất nhưng giá trị về mặt tình cảm và tinh thần rất cao.Vì vậy họ luôn gói quà một cách cầu kì và đẹp mắt.

Chính vì vậy, nếu bạn có ý định tặng quà cho cấp trên hoặc đồng nghiệp người Nhật thì bạn không cần phải chọn một món quà mắc tiền mà bạn nên để ý đến việc gói quà và cách bạn tặng quà như thế nào mới là điều quan trọng.

Những dịp lễ người Nhật thường tặng nhau:
Valentine: là dịp để các nhân viên nữ tặng Chocolate 義理チョコ cho đồng nghiệp nam ngày 14/2, đồng nghiệp nam sẽ tặng lại vào ngày 14/3

Giáng sinh 24/12: đây là dịp trao đổi tặng quà cho nhau hoặc rủ nhau đi ăn uống mừng ngày lễ đẹp nhất trong năm.
– Gửi thiệp chúc mừng năm mới ハガキ vào ngày 31/12, trên đó ghi những lời chúc năm mới, cảm ơn cả một năm qua đã giúp đỡ mình. Thiệp sẽ được gửi đến tay người nhận vào đúng ngày 1/1 của năm mới.
– Sinh nhật, đám cưới, mừng con của bạn được sinh ra…: nếu họ được biết những sự kiện trọng đại này của bạn, và bạn thật sự thân thiết họ sẽ tặng bạn quà mừng. Nhớ đáp lễ lại bằng món quà có giá trị tương đương nhé !
– Gia đình có bố/mẹ mất: cũng giống như phong tục ở Việt Nam, khi bố hoặc mẹ của người đồng nghiệp thân thiết mất, người Nhật cũng sẽ viếng tiền vào phong bì (từ 5,000-20,000 tuỳ mức độ thân thiết) Và tất nhiên, người Nhật sẽ gửi lại quà cảm ơn có giá trị tương đương, nên bạn cũng đừng quên gửi họ lại một phần quà nếu nhận được nhé.

BẠN HÃY LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG CÙNG CÔNG TY NHÉ !