Shodo-Bộ môn nghệ thuật thư pháp đặc sắc Nhật Bản(Phần 2)

Shodo-Bộ môn nghệ thuật thư pháp đặc sắc Nhật Bản(Phần 2)

2021.03.23

書道—shodo hay còn gọi là nghệ thuật viết thư pháp Nhật Bản chính là một nét đẹp, nét đặc sắc trong nền văn hóa đa dạng của Nhật Bản. Thư pháp là một môn nghệ thuật có lẽ sẽ không xa lạ gì với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, nhưng những hiểu viết của chúng ta về Thư Pháp và đặc biệt là thư pháp của Nhật Bản có lẽ sẽ không được nhiều. Đối với thư pháp Nhật Bản, đây là một loại hình có tính tâm linh và cảm quan rất cao.

Thư pháp Nhật Bản cũng giống như thư pháp Việt Nam chúng ta là chịu ảnh hưởng lớn từ thư pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật đã đã có những cách tân riêng để tạo ra một trường phái nghệ thuật thư pháp riêng của chính quốc gia họ, trong đó tiêu biểu nhất là hệ thống chữ Kana. Một điều nữa là trong thư pháp Nhật Bản, không có gì là bình thường hay vô nghĩa. Sự khởi đầu, hướng đi bút, hình thức, sự kết thúc của các nét bút, sự cân bằng giữa các nhân tố là vô cùng quan trọng với từng đường kẻ, từng điểm, thậm chí những khoảng trống cũng bao hàm rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Bản chất của chữ tượng hình là sự hài hòa, cân đối và là sự thăng bằng trong đó.

.

.

Các trường phái trong thư pháp của Nhật Bản

Thư pháp viết chữ lớn

Những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn với số lượng của một tác phẩm chỉ từ một đến hai chữ. Một thế giới thư pháp mới được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen.

.

.

Thư pháp chữ in bằng khuôn khổ đá-Tenkoku

Đây là một loại thư pháp được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình vuông ba khoảng ba phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ Đại của Trung Quốc, sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực đỏ và giấy.

.

.

Thư pháp Zenei

Chịu ảnh hưởng từ hai trường phái đó là: hội họa trừu tượng phương Tây và triết học phương Đông, loại thư pháp này đã biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp của người Nhật, coi thư pháp là biểu hiện nhân cách của con người. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm vào từng tác phẩm mình tạo ra.

.

.

Thư pháp chữ khắc gỗ

Chữ viết ở loại thư pháp này khác với chữ viết bằng bút bởi vì chữ viết được khắc lên các bản gỗ. Thẻ loại thư pháp này mang tính chất lập thể và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc. Khắc tự đang là một loại thư pháp đang nhận được sự chú ý của rất nhiều người hiện nay.

.

.

Dụng cụ dùng trong thư pháp

Sumi-thỏi mực:

thỏi mực càng có thời gian lâu năm thì càng tốt và được lựa chọn để sử dụng. Thông thường một thỏi mực tốt nhất thường có tuổi đời từ 50-100 tuổi.

.

.

Suzuri-Nghiên mực:

là một dụng cụ chuyên dùng để mài mực(mài thỏi mực với nước)

.

.

Bunchin-Chặn giấy:

Là một dụng cụ được sủ dụng dùng để chặn giấy, cố định giấy trên mặt phẳng khi viết.

.

.

Shitajiki-Lót giấy:

Dụng cụ này được dùng đặt phía dưới của giấy để tránh cho mực bị thấm ra ngoài.

.

.

Fude-cây cọ: Đây là một dụng cự không thể thiếu trong thư pháp. Là dụng cụ dùng để viết và cọ có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau thường được làm từ lông động vật. Phổ biến nhất là lông dê, lông cừu, bờm ngựa…Cán của cây cọ được làm từ gỗ, tre và ngày nay còn có nhiều cán cây cọ được làm từ nhựa hay các vật liệu chuyên dùng khác.

Với một số thông tin cơ bản về thư pháp Nhật Bản hi vọng sẽ giúp bạn phần nào trong việc tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này. Khác với thư pháp Việt Nam, thì thư pháp Nhật Bản được viết dựa trên nhiều trường phái với nhiều loại chữ viết và cách viết khác nhau. Nếu có cơ hội thì hãy một lần thử tài năng của mình trong thư pháp Nhật Bản và rồi cùng so sánh nó với thư pháp của Việt Nam chúng ta nhé. Sẽ có nhiều điều khác biệt trong bộ môn nghệ thuật thư pháp giữa hai nước đấy.