SUMO – Những điều chưa biết(Phần 1)

SUMO – Những điều chưa biết(Phần 1)

2021.01.10

Nói đến Nhật Bản là nói đến nơi bắt nguồn của nhiều môn võ truyền thống bên cạnh những văn hóa truyền thống với lịch sử lâu năm đáng để tự hào. Trong đó, không thể không nhắc đến môn võ truyền thống Sumo – một môn võ mà không ai trong chúng ta chưa nghe đến. Đây cũng được xem là một môn võ đáng để người dân Nhật Bản tự hào khi nhắc đến với chiều dài lịch sử của môn võ thuật này. Dưới đây sẽ là những thông tin thú vị về môn võ Sumo này.

.

.

Lịch sử phát triển môn võ SUMO

Sumo xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng 1500 năm trước và gắn liền với Thần Đạo – hãy còn gọi là đạo Shinto. Trước đây Sumo là một nghi thức đi kèm với những điệu múa linh thiêng để cầu mùa màng bội thu. Ngày nay, trong những trận đấu của các võ sĩ Sumo, một vài nghi lễ vẫn còn được thực hiện trước mỗi trận đấu. Bước sang thời kì Nara, môn võ Sumo bắt đầu bước sang một trang mới và các giải đấu Sumo đã trở thành một giải đấu được tổ chức hằng năm trong triều đình. Các quy luật và kĩ thuật thi đấu đã được hình thành vào giai đoạn này và duy trì cho đến ngày nay.

Đến năm 1192, khi chiến tranh nổ ra tại Nhật Bản, các võ sĩ Sumo không còn là võ sĩ tự do mà được đưa vào quân đội huấn luyện để phục vụ cho quốc chiến. Từ đó đã dẫn đến việc ra đời của các trường đào tạo Sumo và có các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp hẳn hoi. Đưa Sumo thành môn thể thao chính thống, biểu tượng của Nhật Bản. Hiệp hội Sumo Nhật Bản ngày nay cũng chính là bắt nguồn từ những nhóm võ sĩ Sumo thời kì Edo. Với bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm nhưng môn võ thuật Sumo chỉ thật sự chuyên nghiệp, hoạt động bài bản khoản 300 năm nay. Lúc đầu số lượng các võ sĩ Sumo rất đông nhưng càng về sau thì lượng võ sĩ chuyên nghiệp.

.

.

Phân cấp trong Sumo

Yokozuna (hoàng cương):

đây là danh hiệu cao quý nhất trong Sumo. Muốn đạt đến đẳng cấp này, võ sĩ Sumo phải có một thành tích thật ổn định, mỗi vòng đấu phải thắng ít nhất ‪12/15 trận. Có riêng một hội đồng từ Hiệp hội Sumo Nhật Bản sẽ quyết định cho việc cấp phong cấp bậc này. Cả lịch sử Sumo tính đến nay hơn 1500 năm nhưng chỉ có 72 người được phong cấp bậc Yokozuna.‬‬

.
Ozeki (đại quan):

cấp bậc phong cho các võ sĩ Sekiwake khi thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo liên tục. Nếu thi đấu không tốt, có số trận thắng ít hơn số trận thua trong hai mùa giải liên tiếp võ sĩ Sumo sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Sekiwake. Trước khi có cấp bậc Yokozuna, thì Ozeki là cấp bậc cao nhất trong Sumo.

.
Sekiwake:

đây là cấp bậc cho một võ sĩ Komubusi nếu có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong nhiều mùa giải liên tiếp nhau, hoặc chỉ cần một mùa giải với số trận thắng rất nhiều, thường là từ 10 trận trở lên. Cũng giống như Ozeki, nếu Sekiwake có một mùa giải không thành công, tức là số trận thua nhiều thì sẽ bị mất cấp bậc, trở về với bậc Komusubi.

.
Komusubi:

là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira nào có 10 hay 11 trận thắng hay thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.
Maegashira: là cấp bậc thấp nhất trong nhóm lực sĩ năm cấp kể trên (được gọi là Makuuchi).

.
Juryo:

là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các lực sĩ Juryo được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, nhưng đấu riêng giữa họ với nhau. Trong trường hợp một lực sĩ trong nhóm Makuuchi bị chấn thương phải từ bỏ giải đang thi đấu, thì võ sĩ Juryo có thành tích tốt nhất có thể được phép lên đấu cùng nhóm Makuuchi.Thấp hơn cấp Juryo chỉ còn những người đang học Sumo.

Hiệp hội Sumo quy định rất chi tiết và nghiêm ngặt về đẳng cấp, tất cả các hành vi ứng xử, trang phục, thực đơn ăn uống và hầu hết các mặt trong đời sống mà một võ sĩ Sumo cần phải có.

.

.

Một ngày làm việc của các võ sĩ Sumo

Trong thời gian huấn luyện cũng như sau khi dã thành võ sĩ chính thức, họ sống theo một lịch trình rất chặt chẽ. Một ngày của các võ sĩ bắt đầu từ ‪lúc 5 giờ‬‬ sáng bằng một bài tập buổi sáng và họ sẽ luyện tập với cái dạ dày rỗng để tăng trọng lượng cơ thể. Theo kinh nghiệm của các Sumo kỳ cựu, điều này giúp việc trao đổi chất của cơ thể chậm lại và việc tiêu thụ calo trở nên khó khăn hơn. Đến khoảng ‪11 giờ‬‬ là bữa đầu tiên trong ngày.

Sau khi ăn xong bữa đầu tiên, các võ sĩ sẽ về phòng sinh hoạt, vui chơi cá nhân song đa phần họ đều ngủ để trữ năng lượng và calo trong cơ thể thay vì sử dụng chúng trong những việc khác. Việc này giúp toàn bộ thức ăn được tích lại thành chất béo.

Bởi bên cạnh chiến thuật thì cân nặng có vai trò quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của võ sĩ Sumo trong các trận thi đấu. Trái ngược với hình ảnh to lớn, khổng lồ của mình, các võ sĩ Sumo thường là những người rất kiệm lời, ít nói. Đến cả khi luyện tập bạn cũng sẽ không nghe thấy những tiếng trách mắng quở phạt mỗi khi tập luyện sai cách bởi tất cả đều diễn ra rất khẽ, có khi chỉ là ra dấu. Một âm thanh sẽ được nghe thường xuyên mỗi khi các Sumo luyện tập chỉ là tiếng cơ thể của họ đập vào nền đất. Ngoài công việc luyện tập, ăn uống các Sumo vẫn phải đảm trách công việc theo phân công của các giáo viên, bao gồm cả việc lau chùi nhà cửa và chuẩn bị thức ăn cho bữa ăn chính trong ngày.