ĐÁM CƯỚI Ở NHẬT BẢN CÓ GÌ THÚ VỊ? (PHẦN 2)

ĐÁM CƯỚI Ở NHẬT BẢN CÓ GÌ THÚ VỊ? (PHẦN 2)

2020.11.29

Địa điểm tổ chức đám cưới

Từ việc tổ chức đám cưới ở gia đình, địa điểm được chuyển tới các đền, chùa và sau Thế chiến 2, nhiều người tổ chức ở các khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng cưới đặc biệt. Mọi người thích hưởng tuần trăng mật sau đó mới về nhà gái lại mặt. Việc tổ chức các đám cưới linh đình, tốn kém và cha mẹ phải chịu chi phí đang dần được các đôi trẻ thay đổ bằng các đám cưới độc đáo, theo sở thích riêng của họ Hình thức tổ chức đám cưới.

Đôi trẻ có thể tổ chức đám cưới theo nghi thức truyền thống hoặc hiện đại. Hình thức kết hôn có 4 kiểu: Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.

 

 

Qui mô tổ chức đám cưới

Qui mô tổ chức lễ cưới có thể nhỏ hoặc lớn. Với quy mô nhỏ có sự hiện diện người thân đôi bên gia đình cô dâu chú rể. Ngày xưa lễ cưới được tổ chức tại các đền thờ nhưng ngày nay khách sạn cũng là nơi nhiều người tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo. Với qui mô tổ chức lớn, lễ cưới là sự kinh doanh lớn tại Nhật Bản.

 

 

Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng

Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới. Gần đây, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto) trước mặt các vị thần. Tiếp đến, là nghi thức mời rượu của bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới. Thường thì một thiếu nữ trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.

Tiếp đó, là tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Tân lang và tân nương cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc thường kéo dài khoảng 2 tiếng, khoảng thời gian này thật sự vất vả đối với cô dâu chú rể, hai người cứ cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn.Kết thúc tiệc cưới mọi người có thể kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.

 

Quà cưới và tục “san-san-kudo”

Quà cưới thường được đi bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD). Tổ chức đám cưới rất tốn kém nên cô dâu chú rể phải lo lắng rất nhiều. Họ có thể tặng lại khách những món quà kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…

Người Nhật có một tục lệ trong ngày cưới gọi là “san-san-kudo” nghĩa là uống 3 ngụm. San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và dối trá. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.
Người Nhật thích cưới “cả trâu lẫn nghé”

“10 năm trước, người ta có thể thấy xấu hổ vì có bầu trước khi cưới, nhưng giờ đây, đến 20% các đám cưới kiểu này và điều đó tốt cho cả ngành dịch vụ hôn lễ cũng như tỷ lệ sinh của Nhật”, Hirotani quản lý công ty hôn lễWatabe Wedding nói. Đất nước mặt trời mặt đang đối phó với tốc độ dân số già đi nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm. Hiện tại, tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ Nhật là 1,25 trẻ trong khi để duy trì dân số, tỷ lệ này phải là 2,1.