Fugu – Món ăn xa xỉ đánh đổi tính mạng(Phần 1)

Fugu – Món ăn xa xỉ đánh đổi tính mạng(Phần 1)

2020.12.13

Bạn có biết Fugu là tên goị dành cho món ăn như thế nào không? Bạn có tò mò vì sao nó lại là món ăn được xem như là đánh đổi tính mạng không? Đây chính là món ăn sống được làm từ loài cá nóc mà trong chúng ta đều biết nọc của loại cá này cực kì độc và nếu không may ăn trúng phải kịch độc này thì xem như cuộc đời chúng ta kết thúc đấy.

Mặc dầu vậy, người Nhật lại rất thích ăn món ăn này, và đây là một trong những món ăn được xem như là sơn hào hải vị trở thành danh bất hư truyền của Nhật Bản. Nó còn nổi tiếng bởi mức giá cao ngất trời và cả sự độc hại có thể gây chết người ẩn bên trong. Nhưng nếu có cơ hội, hãy thử một lần ăn món ăn xa xỉ này để thưởng thức cái độc đáo, nghệ thuật trong món ăn của Nhật Bản nhé.

.

.

Sơ lược về cá nóc

Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Cá Nóc, một loại cá kịch độc đã làm tử vong nhiều người tại Nhật Bản cũng như tại Việt Nam, nhưng cá Nóc cũng là một món ăn khoái khẩu và mắc tiền của người dân đất nước mặt trời mọc.

Ngày nay, ngoài nước Nhật, thì một số các quốc gia khác cũng đã có những nhà hàng chuyên phục vụ loại cá Nóc đặc sản này cho những vị thực khách có thị hiếu đặc biệt có một không hai này… Trên thế giới hiện nay có 185 loại cá Nóc đã được phân loại trong ngành Ngư học (Ichthyology). Cá thuộc họ Tetraodontidae, đa số sống ở biển nhưng cũng có vài loại sống ở vùng nước ngọt, và nước lợ. Cá thường tập trung sống gần những bờ đá hay những rạng san hô, là nơi cung cấp nguồn thức ăn mà cá ưa thích.

Cá Nóc trung bình có chiều dài khoảng 15 cm đến 40 cm khi trưởng thành, với trọng lượng từ 1 đến 4 lbs (0.450 – 2.0 Kg) và có hình dáng tròn bầu như trái lê. Cá Nóc chỉ có khả năng bơi lội lơ lửng, chậm chạp, và không di chuyển xa nơi cư trú nên khi gặp nguy hiểm, cá có khả năng nở phồng to ra như trái bong bóng nhỏ để đe dọa kẻ địch. Do cơ thể cá có khả năng hút nước vào bao tử và co dãn, đàn hồi mau lẹ với trữ lượng gấp 2 – 3 lần cơ thể. Đặc biệt, lượng độc tố trong cá Nóc phần lớn tích tụ trong phần nội tạng của cơ thể, nhiều nhất là trong buồng trứng, lá gan, tụy tạng, ruột …và một phần nhỏ trong máu, da,và bắp thịt.

Chất độc tố này có tên gọi là Tetrodotoxin, và độc hại gấp 1250 lần chất độc của Cyanide. Người ăn cá Nóc khi bị trúng độc, bắp thịt bị co cứng, đầu óc cảm thấy choáng váng,cơ thể rã rời, nhức đầu, nôn mửa, khó thở. Khoảng 60 – 80 % nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 4-6 giờ ‪, và hiện nay khoa học chưa tìm ra thuốc giải (antidote) độc tố này.

Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Do đó, cá Nóc được nuôi dưỡng và sinh sống trong các trại cá độc lập sẽ không sản xuất ra loại độc tố này, cho đến khi cá tiếp nhận hay ăn những thức ăn có chứa độc tố này …và cá sẽ trở nên độc hại.‬

.

.

Lịch sử của món Fugu

Ngày xưa vào Thời kỳ Heian có ghi chép rằng cá nóc có thể ăn được. Về sau khoảng thời cận đại, thường có các sự kiện những võ sĩ ăn cá nóc tự vẫn. Vỉ vậy Chính phủ khi đó đã ban hành lệnh “cấm ăn cá nóc”
Sau đó vào thời Minh Trị, Chính phủ quyết liệt hơn ra rất nhiều sắc lệnh trong việc cấm dân ăn cá nóc. Vào năm 1888, chính khách Ito Hirobumi (Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản) vô tình được thưởng thức món cá nóc, cảm thấy rất ngon, và lệnh cấm được dỡ bỏ từ đó.

Về sau, giáo sư các trường đại học ở Nhật Bản nghiên cứu vì chất độc của con cá nóc, nhằm tìm ra cách loại bỏ chất độc trong cá nóc. Vì vậy họ nghiên cứu kỹ lượng các loài cá nóc khác nhau về lượng chất độc, thuộc tính và cách giải độc… tất cả được tìm hiểu kỹ lượng dưới góc độ khoa học. Đến năm 1892 từ Tokyo đến các khu vực khác bắt đầu thưởng thức món cá nóc một cách có khoa học.

Hiện nay, trong luật an toàn thực phẩm Chính phủ Nhật Bản có quy định chặt chẽ về việc chế biến món cá nóc, đồng thời cấp chứng chỉ cho đầu bếp có khả năng chế biến món cá nóc, đảm bảo thực khách không bị trúng độc, đồng thời còn liệt những loài cá nóc, cũng như bộ phận nào của cá nóc mới được phép chế biến.