Hướng dẫn làm miễn giảm thuế

Hướng dẫn làm miễn giảm thuế

2022.02.03

 Làm thủ tục miễn giảm thuế ở đâu, như thế nào?

Thông thường, cứ đến cuối năm sở thuế sẽ gửi những giấy tờ liên quan đến thủ tục 年末調整 về điều chỉnh tiền thuế mỗi cuối năm. Chắc có lẽ những bạn mới đi làm sẽ chưa hiểu về vấn đề này nhiều. KUROFUNE sẽ giải thích rõ bên dưới.

1. Thuế thu nhập và người phụ thuộc

Khi làm việc tại Nhật Bản, có 2 loại thuế mà bạn bắt buộc phải tham gia, đó là thuế thị dân (住民税) và thuế thu nhập (所得税).

Thông thường, khi bạn đi làm tại công ty và có hợp đồng lao động thì công ty sẽ đứng ra xử lý các thủ tục thuế cho bạn. Còn nếu bạn làm việc mà không có hợp đồng lao động thì sẽ phải tự kê khai thuế.

Để tránh trường hợp “shock thuế” khi cuối năm nhận hóa đơn đóng thuế. Công ty sẽ tự động trừ một khoản tiền vào tiền lương hàng tháng của bạn.

Trong số tiền được trích ra để đóng thuế hàng tháng này, có bao gồm: thuế cho bản thân bạn + người phụ thuộc.

Lưu ý: Nếu bạn không khai báo người phụ thuộc thì công ty sẽ để mặc định là 0 người. Số người phụ thuộc càng nhiều thì tiền thuế càng giảm.

 

2. Thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm (年末調整)

a) Khái quát

Thủ tục này được phát đến tay người lao động vào cuối năm, mục đích của nó là:

  1. Xác nhận sự thay đổi người phụ thuộc
  2. Kê khai các khoản khấu trừ thuế phát sinh khác trong năm đó. Ví dụ: bảo hiểm y tế,…

Cơ quan thuế sẽ đối chiếu lại hồ sơ và chốt số tiền bạn cần nộp. Nếu cao hơn so với số tiền mà công ty đã trừ hàng tháng thì bạn cần nộp thêm. Trong trường hợp thấp hơn thì sẽ được hoàn thuế.

 

b) Thủ tục thêm người phụ thuộc (扶養者)

Khi tiến hành làm thủ tục 年末調整, công ty sẽ phát cho bạn tờ khai xin giảm trừ thuế khi có người phụ thuộc (給与所得者の扶養控除等申告書)

Tờ khai 給与所得者の扶養控除等申告書

 

Bạn điền các thông tin vào các mục sau :

  • Phần A: Nếu bạn đang sống cùng vợ ở Nhật và vợ bạn có thu nhập dưới 103 man/năm.
  • Phần B: Nếu thu nhập của bố mẹ bạn tại VN thấp hơn 103 man/năm và bạn phải gửi tiền về VN mỗi tháng cho bố mẹ bạn.
  • Phần C: Nếu bạn có người phụ thuộc là người khiếm khuyết, đã ly hôn hoặc sinh viên đang đi làm thêm thì khoanh tròn vào vị trí phù hợp trong mục này.
  • Phần D: Nếu bạn có chung người phụ thuộc với một người khác. Ví dụ : Bạn và vợ cùng đi làm và có con dưới 20 tuổi thì chỉ được duy nhất 1 người hoàn thuế.
  • Phần E: Nếu bạn có người phụ thuộc dưới 16 tuổi. Điền tên người đó vào.

 

Lưu ý: Để chứng minh rằng bố mẹ bạn đang sống phụ thuộc vào bạn thì bạn phải có:

  1. Giấy khai sinh (bản sao) hoặc hộ khẩu thường trú: nên công chứng và có bản dịch tiếng Nhật để chứng minh bạn có mối quan hệ với bố mẹ bạn.
  2. Bằng chứng chuyển tiền về VN cho bố mẹ: giấy tờ này do ngân hàng hoặc các công ty tài chính nơi bạn chuyển tiền cung cấp cho bạn.

Mặc dù không có quy định nhưng số tiền tối thiểu chuyển về không nên ít hơn 20 man/năm. Gửi 1 lần hay nhiều lần trong 1 năm đều được và nên chuyển trước khi làm thủ tục.

 

3. Luật mới về người phụ thuộc

Luật luôn được bổ sung hoặc sửa đổi theo các năm, vì vậy bạn không nên chủ quan. Những thay đổi mới trong năm 2017 bạn cần phải chú ý là:

  1. Không chuyển tiền gộp về 1 người: Bạn phải chuyển tiền vào 2 tài khoản riêng biệt, một cho bố và một cho mẹ. Đồng thời tên chủ tài khoản phải giống với tên người phụ thuộc bạn đã khai nhé.
  2. Không chuyển tiền mà không có hóa đơn: nếu bạn về nước và đưa tiền tận tay thì sẽ không được chấp nhận, luật mới yêu cầu bạn phải có hóa đơn chứng minh việc chuyển tiền về cho người phụ thuộc ở Việt Nam.
  3. Đối tượng đăng ký (扶養): Ngoài bố mẹ ruột hoặc bố mẹ chồng, vợ. Bạn có thể đăng ký cho anh,chị em ruột/dâu (có quan hệ trong 3 đời). Ví dụ như bạn gửi tiền phụ giúp anh trai đi học ở nhà,… Thường thì mọi người đăng ký cả bố mẹ vợ, bố mẹ chồng là đã giảm được rất nhiều thuế rồi.

 

Mong rằng bài viết trên đây có ích cho các bạn, chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.