Cuộc sống ở Hàn Quốc qua cách nhìn nhận từ phía Nhật Bản

Cuộc sống ở Hàn Quốc qua cách nhìn nhận từ phía Nhật Bản

2020.12.23

Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia phát triển hàng đầu khu vực Đông Á, hiện nay học sinh Việt Nam cũng nhiều bạn chọn 2 nước này du học. Nhân đây đọc một bài báo tác giả nói về chuyện người Nhật Bản hay Hàn Quốc hạnh phúc hơn 「日本人と韓国人のどちらが幸せか」
.
.
Tỉ lệ sinh ở Nhật đang ở mức thấp 1.42 người, nhưng tỉ lệ sinh ở Hàn Quốc thậm chí còn thấp hơn 1.205, và tốc độ giảm tỉ lệ sinh là cao nhất thế giới (世界最速). Lý do được đưa ra là phụ nữ ngày càng học cao lên (女性の高学歴化) và áp lực thăng tiến trong công ty (社会進出), điểm này cũng giống với Nhật Bản.
Hàn Quốc nổi tiếng là một đất nước hiếu học (教育熱心) và là xã hội rất coi trọng bằng cấp (超学歴社会) vậy nên chi phí cho giáo dục là tương đối lớn, nhiều người sau khi kết hôn, sinh con rồi cũng khó lo cho được các chi phí này nên ngại kết hôn (教育費が捻出できない). Chi tiêu cho giáo dục, của 1 gia đình ở Hàn Quốc thường là 11.4% gấp đôi ở Nhật. Gia đình nào cũng muốn con cái vào được SKY (không phải fan club của Sơn Tùng đâu :3) là viết tắt của 3 trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc (三大名門大学), nó cực đoan và nặng nề đến nỗi có câu là「S・K・Y(ソウル、高麗、延世大学の頭文字)に入れなければ、人にあらず」Không thành fan anh Sơn Tùng, ý nhầm, không vào được SKY thì chẳng đáng là người. Tỉ lệ học lên đại học ở HQ là khoảng 70% cao hơn so với Nhật là 60%
.
.
Sau khi vào đại học thì là cuộc sống mới, chỉ ăn chơi và học hành chăng ? Rất tiếc là sau khi bộ giáo dục thử thách các em thì đứng sau đó đã có bộ quốc phòng dang tay chào đón, 受験戦争の次に待ち受けるのが、兵役だ, đó là việc đi nghĩa vụ khoảng 2 năm, là bắt buộc đối với mọi công dân nam giới. Là lúc mà bạn phải gác lại chuyện học hành, chia xa với người yêu và phải hoàn thành các khóa huấn luyện nghiêm khắc (学業が中断され、恋人とも別れ、厳しい訓練をこなさなければならない).
Tuy nhiên cho dù đi lính thì giữa người giàu và bình dân cũng có sự khác biệt về đãi ngộ (優遇格差). Theo như báo chí HQ thì nếu lấy lý do là bệnh tật để xin miễn quân dịch thì đối với người bình thường, tỉ lệ chỉ có 6% thoát được, nếu đó là con trai nhà tài phiệt thì có thể là 30%, còn nếu bạn may mắn thuộc dòng dõi con cháu nhà Tam Tinh (là Samsung đó) thì tỉ lệ này có thể lên tới 70%. Vào lính thì cũng tùy vào vị trí, tùy quân chủng mà nó tương đương với một lý lịch ngon sau khi tham gia nghĩa vụ, ví dụ như vào lực lượng lính thủy đánh bộ thì khác xa so với anh nuôi ở nhà ăn, mặc dù cũng là đi lính như nhau.
Rồi thì các bạn sẽ tốt nghiệp và tới trận chiến tiếp theo đó là tìm việc và đi làm, mỗi tội là chỉ có thể mô tả việc đó ở Hàn Quốc là 就職難 ( tình trạng khó xin việc) và tình trạng này còn khó khăn hơn nhiều so với ở Nhật Bản. Sinh viên ra trường chỉ muốn vào làm các doanh nghiệp lớn còn các doanh nghiệp nhỏ thì lúc nào cũng thiếu người, và lại có điều là nếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc chuyển việc, xin vào các doanh nghiệp lớn lại khá là khó.
.
.
Chính vì vậy mà số người trẻ không xin được việc không phải là nhỏ. そのため就職浪人する若者も少なくない. Khi vào được công ty rồi thì chủ đề nói chuyện thường sẽ xoay quanh 「年齢」「学歴」「出身地」「兵役」tuổi tác, học vấn, quê quán và kinh nghiệm đi lính, từ các yếu tố trên mà đánh giá đồng nghiệp. Đối với một nước có chủ nghĩa chuộng bằng cấp học vị (肩書主義) như Hàn Quốc thì mức lương cũng theo đó mà được xác định. Làm được 10-20 năm thì sẽ đến lúc được xác định là 「38線・45定・56盗」, 38 tuổi thì nên nghỉ hưu sớm 38歳で早期退職, 45 tuổi là tuổi nghỉ hưu 45歳で定年, 56 tuổi mà vẫn còn ở công ty thì là phường trộm cắp 56歳で職場に残っているのは盗賊. Tỉ lệ tự sát ở HQ cũng rất cao và còn cao hơn cả ở Nhật Bản, vì một xã hội cạnh tranh như vậy.
Sau khi nghỉ hưu sớm thì phần lớn mọi người sẽ bắt đầu kinh doanh riêng, 自営業を始める, cách dễ nhất là mở các cửa hàng chuyên bán đồ món làm từ gà チキン専門店が人気, tuy nhiên vì dễ nên cũng quá nhiều người mở, trong vòng 3 năm sẽ có 1 nửa số cửa hàng phải đóng cửa, và thực ra những người làm kinh doanh buôn bán riêng cũng không có thấy hạnh phúc cho lắm 幸福度は非常に低い
先取り学習塾 : các trường học thêm dạy trước kiến thức cho học sinh, kiểu học đón đầu, học trước という偏った一流校志向: cách suy nghĩ lệch lạc, thiên kiến, tác giả dùng từ này khi nói về việc bố mẹ muốn con cái nhất định phải vào các trường đại học 勉強漬けとなって: vùi đầu vào học tập, ý nói muốn vào được SKY thì bạn phải học từ sáng đến đêm 朝から晩まで受験戦争: những kì thi như cuộc chiến, thể hiện sự khốc liệt của cạnh tranhという意識は根強い: có ý thức mạnh mẽ rằng, người HQ suy nghĩ rằng 男は軍隊に行って一人前: chỉ khi vào môi trường quân ngũ, bạn mới là người trưởng thành. 慢性的な人手不足: thiếu người kinh niên, năm nào cũng thiếu người.
.
.
.
Một số từ vựng quan trọng trong bài:
浪人: người thi không đỗ đại học phải ở nhà ôn thi tiếp, hoặc người mãi không xin được việc
ホワイトカラー: cổ cồn trắng, ý chỉ những người lao động tri thức, khác với cổ cồn xanh là kiểu công nhân, lao động tay chân
生活苦: cuộc sống khó khăn
リストラ: tái cơ cấu, doanh nghiệp khi tái cơ cấu sẽ sa thải bớt nhân viên, đây là một điều lo sợ của những người làm công ăn lương ở Nhật Bản hay HQ (chứ không có chuyện cầm tờ A4, đời đời ấm no đâu :3)
SKY là tên viết tắt ghép từ 3 chữ đầu của 3 trường đại học danh giá nhất của Hàn Quốc Seoul National University / Korea University / Yonsei University. Đại học Yonsei được so với đại học Keio, Đại học Hàn Quốc Korea University được so với đại học Waseda, còn lại chắc đại học Seoul thì được so ngang với đại học Tokyo
Giữa 2 trường đại học Hàn Quốc và đại học Yonsei thường tổ chức các trận giao hữu thể thao (スポーツの交流戦) cũng giống như cách trường Keio và Waseda cạnh tranh lẫn nhau trong các trận giao hữu được gọi là 早慶戦 (そうけいせん)
Nguồn: Diamond JP
Một cách luyện đọc hiểu và gia tăng từ vựng đó là bạn hãy tập đọc các bài báo và tóm tắt lại theo ý của bạn, trong đó đan xen sử dụng các từ tiếng Nhật, điều này sẽ giúp bạn không phải đọc toàn bộ bài báo một lần nữa trong tiếng Nhật để nhớ cách dùng từ đó mà thông qua nội dung tiếng Việt đã viết và nhớ được cách dùng từ.