Thành ngữ trong tiếng Nhật Nét tương đồng với thành ngữ Việt(Phần 1)

Thành ngữ trong tiếng Nhật Nét tương đồng với thành ngữ Việt(Phần 1)

2021.01.17

Cái thú vị trong việc học một thứ ngôn ngữ khác chính là tìm ra và nhận ra được sự tương đồng với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Chính vì lí do đó mà bài viết lần này sẽ giới thiệu cho các bạn những câu thành ngữ trong tiếng nhật mà khi dịch ra nghĩa thì nó lại có ý nghĩa gần sát với những câu thành ngữ Việt Nam mà chúng ta vẫn thường sử dụng hằng ngày. Đây cũng chính là điểm giúp bạn sẽ tìm được niềm vui trong việc học tiếng Nhật để giúp ích cho tương lai sau này.

 

Thành ngữ trong tiếng Nhật Nét tương đồng với thành ngữ Việt(Phần 2)

Thành ngữ trong tiếng NhậtNét tương đồng với thành ngữ Việt(Phần 3)

 

1. 勤勉は賢さを補う : kinben ha kashikosa o oginau

きんべん (kinben) 
賢い かしこい (kashikoi ) Thông minh.
補う おぎなう ( oginau ) đền bù cho
Nghĩa giống với tiếng Việt: cần cù bù thông minh

.

.

2. 雀の涙: Suzume no namida

すずめ(chim sẻ), の(giới từ chỉ sở hữu, nghĩa là của), なみだ(nước mắt); “Nước mắt chim sẻ” 
Nghĩa giống với tiếng Việt : “Bé như mắt muỗi” , có nghĩa là rất ít, rất nhỏ, không có gì đáng kể.

.

.

3. 一期一会: Ichigo ichie

いちご(đời người), いちえ(gặp một lần). “Đời người chỉ gặp một lần”. Câu này có thể hiểu là: “nhất kỳ nhất hội”. Câu này có nguồn gốc từ một Triết lý trong Trà Đạo. Triết lý này cho rằng : mọi cuộc gặp gỡ của chúng ta với một ai đó đều chỉ có một lần nên chúng ta nên trân trọng cuộc gặp gỡ ấy, đối xử với người đó bằng tấm lòng chân thành để về sau không phải tiếc nuối.

.

.

4. 雨降って地固まる: Ame futte ji katamaru

あめ(mưa), ふって(thể Te của động từ Furu, có nghĩa là rơi), じ(đất), かたまる(cứng lại);  “Mưa xong thì đất cứng lại”
Ý nghĩa : sau những rắc rối, khó khăn là sự bắt đầu của những điều tốt đẹp.

.

.

5. 水に流す: Mizu ni nagasu

みず(nước), に(giới từ, trong câu này có nghĩa là vào trong), ながす(làm, để cho chảy);”Để cho chảy vào trong nước”
Nghĩa giống với tiếng Việt: ” Hãy để cho quá khứ là quá khứ”: quên nhưng rắc rối và những điều không hay trong quá khứ, hòa giải và làm lại từ đầu.

.

.

6. のれんに腕押し: noren ni udeoshi

のれん(rèm cửa ra vào của hiệu ăn), に(giới từ, trong câu này là giới từ chỉ sự tác động), うで(cánh tay), おし(đẩy); “Cánh tay đẩy rèm cửa”. Câu này có thể hiểu là “đánh vào không khí (thì không có kết quả gì)”, 
Ý nghĩa: một phía có chủ động đến đâu thì phía kia cũng không có hoặc không không biểu lộ phản ứng gì.

.

.

7. 目が肥える: Me ga koeru

め(mắt), が(giới từ chỉ chủ đích), こえる(phong phú, giàu có) “Mắt phong phú”. 
Nghĩa giống với tiếng Việt: “có con mắt tinh đời (đối với sự vật)”. Câu này chỉ những người có nhiều kinh nghiệm nhìn ngắm sự vật nên có khả năng nhận ra giá trị của một vật.

.

.

8. 大風呂敷を広げる: Ooburoshi o hirogeru

おお(to, lớn), ふろしき(khăn tắm), を(giới từ chỉ mục tiêu), ひろげる(trải rộng ra); “Trải rộng chiếc khăn tắm lớn” 
Ý nghĩa: nói hoặc vẽ ra một kế hoạch không có khả năng thực hiện.

.

.

9. 鶴の一声: Tsuru no hitokoe

つる(con sếu), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), ひとこえ( một tiếng kêu); “Sếu” trong câu này tượng trưng cho người có quyền lực, “Một tiếng kêu của con sếu”, 
Nghĩa giống với tiếng Việt: “Miệng nhà quan có gang có thép”, có nghĩa là : một tiếng nói của người có quyền lực cũng đủ để quyết định sự việc.

.

.

10. 渡りに船: Watari ni fune

わたり(lối đi, đường đi qua), に(ở, trên), ふね(thuyền); “Con thuyền trên lối đi”, tương tự tục ngữ của Việt Nam “chết đuối vớ được cọc” hoặc “buồn ngủ gặp chiếu manh”, 
Ý nghĩa: dịp may đến đúng lúc đang gặp khó khăn hoặc điều đang mong ước bỗng nhiên thành hiện thực.

.

.

11. 二足のわらじ: Nisoku no waraji

にそく(hai đôi), の(giới từ chỉ sở hữu, có nghĩa là của), わらじ(dép rơm); “Hai đôi dép rơm”. Câu này có thể hiểu là “một người đi hai chiếc dép rơm khác nhau” hay “một người làm hai công việc cùng một lúc”,
Ý nghĩa : một người kiêm cùng một lúc hai công việc có tính chất khác nhau.

.

.

12. 猫に小判: Neko ni koban

ねこ(con mèo), に( giới từ, trong câu này có nghĩa là dối với), こばん(tiền xu làm bằng vàng trong thời kỳ phong kiến của Nhật Bản); “Đồng bằng vàng đối với mèo”, tương tự với câu tục ngữ Việt Nam “Đàn gẩy ai trâu”, 
Ý nghĩa: bất kỳ thứ gì, dù có giá trị đến mấy cũng không có ý nghĩa gì đối với những người không hiểu được giá trị của nó.